Bài viết liên quan

Cách nhận biết mí mắt sụp | Tình trạng này có nguy hiểm không?

July 19, 2022

Để biết được bản thân có gặp phải tình trạng mắt sụp mí hay không bạn có thể dựa trên những dấu hiệu nhận biết sau.

Dấu hiệu nhận biết mắt sụp mí và cách phân biệt các cấp độ sụp mí mắt

  • Mí mắt sa trễ, không cân đối 2 bên và che lấp ít nhất khoảng 1/3 đồng tử mắt.
  • Mí mắt không hoạt động đóng, mở theo mong muốn
  • Cơ thể gặp phải một số thay đổi bất thường, đặc biệt là trên cơ mặt
  • Mí mắt bắt đầu yếu đi, khiến đôi mắt trở nên lờ đờ, uể oải
Sụp mí mắt

Để phân biệt rõ ràng những dấu hiệu của mắt sụp mí, các bác sĩ đã phân loại tình trạng sụp mí mắt thành những cấp độ sau:

Cấp độ 1: đây được xem là cấp độ nhẹ nhất của tình trạng sụp mí mắt, ở cấp độ này, mí mắt thường sẽ không che lấp đi đồng tử quá nhiều mà chỉ tạo ra sự mất cân đối ở 2 mắt

Cấp độ 2: Đây là mức độ trung bình của hiện tượng mắt sụp mí, ở tình trạng này mí mắt đã bắt đầu che lấp khoảng 1/3 hoặc hơn 1/3 đồng tử và gây ảnh hưởng nhẹ đến tầm nhìn

Cấp độ 3: Đây được xem là tình trạng sụp mí nặng nhất, mí mắt che lấp gần như toàn bộ đồng tử, khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp và cần điều trị ngay để tránh ảnh hưởng xấu về sau

Sụp mí mắt có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ cho biết, sụp mí mắt về cơ bản sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên lại có ảnh hưởng khá lớn đến thị lực và tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Ngoài ra, tình trạng sụp mí mắt cũng là một trong những dấu hiệu của việc bạn đang có thể gặp phải một số bệnh nguy hiểm. Có khá nhiều trường hợp người trưởng thành xuất hiện tình trạng sụp mí mắt do xuất hiện các khối u trong cơ thể hoặc gặp những bệnh nguy hiểm khác.

Mắt sụp mí nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực

Nhưng ảnh hưởng lớn nhất mà tình trạng sụp mí mắt gây ra vẫn là những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Dù ở cấp độ nhẹ nhất thì tình trạng mắt sụp mí vẫn làm cho đôi mắt của bạn trở nên lờ đờ, thiếu cân đối, ảnh hưởng đến nét đẹp và sự tự tin của mỗi người.

Đối với trẻ em, tình trạng sụp mí mắt kéo dài nhưng không được điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng đến thị lực, khiến bé bị cận hoặc bị viễn thị nặng ngay từ nhỏ.

>>> Xem thêm các rủi ro thường gặp khi nhấn mí:

Nhấn mí bị bầm tím: https://seoulcenter.vn/tin-tuc/nhan-mi-mat-bi-bam-tim

Nhấn mí bị lộ chỉ: https://seoulcenter.vn/tin-tuc/nhan-mi-bi-lo-chi

Mắt ốc nhồi: https://seoulcenter.vn/phong-thuy/mat-oc-nhoi