Bài viết liên quan

Khi phẫu thuật nâng ngực có những phương pháp gây tê, gây mê nào?

May 16, 2023

Nhiều khách hàng còn thắc mắc không biết rằng khi nâng ngực sẽ áp dụng phương pháp gây tê hay gây mê. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp gây mê và gây tê hiện nay Seoul Center giới thiệu đến bạn 6 loại gây mê và gây tê hay được dùng trong phẫu thuật nâng ngực.

Phương pháp gây tê tủy sống

Đây là phương pháp gây tê vô cảm có tính đặc thù quan trọng trong các ca phẫu thuật. Được thực hiện bởi các bác sĩ có đủ bằng cấp và chứng chỉ hành nghề mới có thể tiến hành tiêm tê vào các rễ thần kinh cột sống, mục đích để làm gây tê diện rộng.

Phương pháp gây tê tủy sống được dùng khi bệnh nhân ở trạng thái tỉnh táo hoặc có thể ứng dụng khi sử dụng thuốc gây mê toàn thân. Gây tê tủy sống cũng có thể sử dụng cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật nhằm giảm cảm giác đau hiệu quả.

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng sử dụng thuốc tê tiêm vào khoang ngoài màng cứng, thực hiện ở các vùng đốt sống hoặc thắt lưng nhằm giảm đau trong thời gian dài. Phương pháp này có thể truyền liên tục cho bệnh nhân giảm đau sau mổ trong các phẫu thuật vùng bụng, giảm đau sản khoa, sau nâng ngực, hút mỡ bụng, chi dưới,...

Gây tê ngoài màng cứng được ứng dụng trong phẫu thuật sản khoa, nâng ngực

Phương pháp gây tê tại chỗ

Đây là phương pháp gây tê cục bộ, được bác sĩ đưa thuốc tê bằng hóa học hay vật lý vào vùng cần phẫu thuật. Cách làm này mang lại hiệu quả giảm đau nhanh nhưng chỉ trong thời gian ngắn, không giảm được căng thẳng cho bệnh nhân. Phương pháp gây tê tại chỗ bao gồm:

  • Gây tê bề mặt: Cách làm này vô cùng đơn giản, thực hiện nhỏ, phun, bôi thuốc tê trên bề mặt niêm mạc ở các vùng tai, mũi, môi, mày,...
  • Gây tê thấm: Tương tự gây tê bề mặt thì phương pháp này thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê bên dưới lớp da. Áp dụng cho các trường hợp có vết thương nhỏ, nông, tiểu phẫu nhỏ.
  • Gây lạnh: Áp dụng bằng cách phun các loại thuốc mê bốc hơi nhanh ở bên trên bề mặt da, thường dùng trong chích rạch áp xe.

Tham khảo ngay: Thực hiện nâng ngực giá bao nhiêu trong năm 2023

Phương pháp gây mê phối hợp

Trong các đại phẫu thường ứng dụng phương pháp gây mê phối hợp cho khách hàng. Đây được xem là phương pháp phổ biến khi ứng dụng kỹ thuật đặt nội khí quản kiểm soát đường thở, kết hợp sử dụng thuốc gây mê, giảm đau hay giãn cơ,… nhằm tăng khả năng gây mê phù hợp ở từng ca phẫu thuật.

Gây mê phối hợp được ứng dụng cho các đại phẫu

Những trường hợp này, bác sĩ cần khách hàng ở trong trạng thái bất tỉnh hoàn toàn nhằm tránh cảm giác đau đớn và các tác động dao kéo gây tâm lý lo lắng cho bệnh nhân, giúp quá trình phẫu thuật được diễn ra suôn sẻ hơn.

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, bệnh nhân sẽ gặp phải một tác dụng phụ sau khi tỉnh lại như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi. Bác sĩ sẽ xác định lượng thuốc mê vừa đủ để hạn chế mức thấp nhất tình trạng trên.

Phương pháp gây mê vô cảm trong phẫu thuật

Gây mê vô cảm hay còn gọi là gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc mê tiêm vào tĩnh mạch, cùng với đó kết hợp với thuốc mê bốc hơi và tiêm tê bên ngoài màng cứng để gây mê trên diện rộng. Gây mê tĩnh mạch được ứng dụng phổ biến hiện nay để ngăn chặn cơn đau khi người bệnh tỉnh dậy khi kết thúc phẫu thuật.

Một số thuốc gây mê như Nitrous oxide, Sevoflurane được dùng nhiều trong y khoa. Cần được bác sĩ có chuyên môn thực hiện tránh tình trạng thiếu oxy lên máu hoặc tăng shunt phổi nguy hiểm. Bên cạnh đó còn có thuốc mê bốc hơi họ Halogen, thuốc giảm đau họ morphin giúp giảm các cơn đau cho bệnh nhân và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Gây mê vô cảm ngăn chặn các cơn đau khi bệnh nhân tỉnh dậy

Gây mê bằng phương pháp nội khí quản

Bên cạnh các phương pháp gây tê và gây mê thì phương pháp gây mê nội khí quản cũng được sử dụng phổ biến trong các cuộc đại phẫu. Các bệnh nhân khi được bác sĩ chuyên môn gây mê nội khí quản sẽ bị mất cảm giác đau và mất ý thức. Tuy nhiên vẫn có thể duy trì sự hô hấp trong suốt quá trình thực hiện hoặc sử dụng máy thở thông qua nội khí quản.

Đối với những ca phẫu thuật cần nhiều thời gian thì nên cân nhắc phương pháp này. Bởi bệnh nhân cần phải hồi sức tích cực và dễ xảy ra nguy cơ bị tai biến trong quá trình phẫu thuật. Do đó, chỉ có những bác sĩ am hiểu về kỹ thuật này mới có thể thực hiện gây mê nội khí quản. Chống chỉ định gây mê cho các trường hợp mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm thanh quản, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh nhân lao, ung thư thanh quản.

Chia sẻ của chuyên gia về các phương pháp gây mê và gây tê trong phẫu thuật, chắc hẳn bạn đã biết “nâng ngực gây mê hay gây tê?”. Để đảm bảo an toàn trước khi nâng ngực, bạn nên tránh thực hiện tại các địa chỉ thẩm mỹ kém uy tín, không có đủ thiết bị chuyên môn gây ra các biến chứng nguy hiểm trong suốt quá trình nâng ngực.

Xem thêm: Phương pháp nâng ngực giọt nước được ưa chuộng